Khi thuê thợ lắp đặt điều hòa tại nhà, nhiều khách hàng thường được thợ tư vấn là thiết kế thêm bẫy dầu để máy có thể hoạt động tốt và ổn định lâu dài. Tuy nhiên khái niệm “bẫy dầu là gì” vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Cùng tìm hiểu bẫy dầu điều hòa (máy lạnh) là gì, cách làm bẫy dầu điều hòa ( máy lạnh) trong bài viết dưới đây.

Nên xem :

Bẫy dầu điều hòa là gì?

Thông thường, khi lắp đặt điều hòa, vị trí dàn nóng sẽ lắp thấp hơn dàn lạnh. tuy nhiên ở một vài địa hình không có vị trí thích hợp, bắt buộc ta phải lắp cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh. Và khi dàn nóng cao hơn dàn lạnh, dầu máy nén hòa tan trong Gas lạnh lỏng sẽ không bay hơi tại dàn lạnh và khó hồi về máy nén, nó sẽ đọng lại trên đường ống và tại dàn lạnh.

Dầu đọng lại ở dàn lạnh sẽ dẫn tới tình trạng làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt tại dàn lạnh, đồng thời công suất của điều hòa cũng giảm theo. Dầu không hồi hết và máy nén lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của máy nén, có thể dẫn tới cháy máy nén.

Vì vậy, Khi khoảng cách dàn nóng cao hơn dàn lạnh từ 3m trở nên thì thợ thường sẽ phải lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu để hạn chế tình trạng thiếu dầu gây ra bởi lốc ( do không thể hút dầu về ).

Thông thường bẫy dầu sẽ được đặt tại vị trí đường gas về, với mục đích đọng dầu lại, tạo ra chênh lệch áp suất để lốc nén có thể hút về.

Vậy bẫy dầu điều hòa là gì?

cach lam bay dau dieu hoa

Bẫy dầu là một đoạn ống được chế tạo đơn giản bằng cách uốn đồng đường hồi ( ống to ) lắp giữa dàn nóng và dàn lạnh thành dạng “cổ vịt”. Mỗi lần dầu đọng đầu trong “cổ vịt” sẽ bịt kín đường hút, lúc này máy nén sẽ tập trung toàn lực và dễ dàng hút dầu về. Cứ mỗi một độ cao ta sẽ uốn một cái, và có thể làm nhiều cái. ( cứ khoảng 3m thì uốn 1 cái )

Lắp đặt bẫy dầu điều hòa này đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng như tay nghề của thợ. Vì thế nếu thật sự không cần thiết, bạn cứ lắp đặt điều hòa như bình thường, dàn nóng thấp hơn dàn lạnh là được.

Cách làm bẫy dầu điều hòa (máy lạnh) chuẩn như thợ

cach lam bay dau dieu hoa

Do kỹ thuật làm bẫy dầu điều hòa này khá là khó, nên chúng tôi khuyến cáo các bạn, nếu như chưa nắm chắc kiến thức thì không nên tự mình làm, mà hãy thuê thợ từ những trung tâm uy tín, đảm bảo, tránh bị tiền mất tật mang.

Làm bẫy dầu điều hòa cần chuẩn bị

  • Dụng cụ uốn ống đồng
  • Khoảng 1 mét ống đồng dẫn gas đường hồi phía đầu cục nóng.  

#2 bước làm bẫy dầu điều hòa

  • Khi lắp ống đồng dẫn gas vào cục nóng, bạn sẽ cần phải uốn ống dẫn gas ( ống to ) đường thành hình chữ U ngược sao cho cao hơn cục nóng điều hòa.
  • Sau đó bạn ướm và thực hiện loe ống, lắp đặt ống dẫn gas vào đầu hồi của cục nóng.

Lưu ý : Bẫy dầu mục đích là để dầu đọng lại tạo ra chênh lệch áp để lốc nén về, nên chỉ cần lắp ở đường hơi về. Còn trên đường đi ( đường gas lỏng ) đã có bình tách dầu nằm ngay trong Outdoor, nên chỉ cần đường ống đi thẳng để giảm trở lực chứ không cần bẫy dầu.

Đúc kết kinh nghiệm làm bẫy dầu điều hòa

Dưới đây là chia sẻ của những anh em thợ trong quá trình làm bẫy dầu điều hòa ( máy lạnh ), các bạn có thể tham khảo.

Nguồn : https://hvacr.vn/diendan/threads/bay-dau.350/

Nickname trinhkhai79 nhận được sự đồng tình nhiều nhất từ anh em thợ, có nói rằng : “Về nguyên tắc dầu máy nén và gas là khác nhau , do ái lực của môi chất lạnh và dầu nên dầu có thể bị tách khỏi máy và lưu chuyển theo môi chất lạnh tuần hoàn trong hệ thống gây tổn thất dầu. Máy nén sẽ hỏng nếu dầu bôi trơn bị ít đi.

Với đường ống nhỏ, ngắn thì dầu sẽ quay về máy nén trong một thời gian và phần ngưng đọng cũng nhỏ, nhưng khi đường dài thì người ta phải bổ sung dầu và lắp đặt bộ tách dầu để nó không lưu chuyển xa gây đọng dầu trên đường ống và thiết bị làm tăng trở lực cũng như khả năng lưu chuyển. Nhiều dầu quá sẽ thay đổi tính chất của môi chất tăng áp suất nén.

Bẩy dầu cơ học chữ S thường dùng theo trục đứng vì máy nén khi ngắt dầu sẽ tự hồi về theo trục đứng. Còn P trap trên đẩy theo quy định thì 6m làm 1 trap là chuẩn đường ống chống co dãn, rung động.

Với đường ống dài thì lắp bộ tách dầu (oil seperator ) lắp ở đường đẩy để hồi dầu trực tiếp về máy. Cái này tôi được học rất kỹ, thực hành ở NZ gần cả năm và tự tin là không sai đâu.

Nickname ptkien1978 chia sẻ :”Bẫy dầu sẽ nên làm khi dàn nóng cao hơn dàn lạnh quá tiêu chuẩn cho phép ( cái này tra trong catalogue nhé ). Hãy hình dung khi môi chất lạnh đi qua dàn lạnh, 1 phần dầu sẽ bị tách ra, nếu chiều cao lớn quá thì rất khó hồi dầu về máy nén ( cơ chế tự hồi dầu thì bất kỳ máy nào cũng có, đó là điều hiển nhiên thôi ), khi không có bẫy dầu, lúc này dầu sẽ được kéo lên 1 chút lại bị tụt xuống và bám vào dàn lạnh, khi có bẫy dầu tại vị trí hợp lý, dầu sẽ được kéo lên và tụt xuống bẫy dầu, lúc này thì khoảng cách giữa bẫy và máy nén khá gần, lực hút tăng lên, dầu sẽ từ bẫy dầu rất dễ dàng được hút về máy nén, dầu từ dưới giàn lạnh lại được chuyển đến bẫy dầu ( bẫy dầu đóng vai trò là trạm chung chuyển dầu hồi về máy nén ), kết thúc 1 chu trình vận hành môi chất lạnh.

Lời kết

Bẫy dầu điều hòa thực chất chỉ là một công đoạn trong cả quá trình lắp đặt máy điều hòa, vì thế nếu như bạn không có thời gian để tìm hiểu kiến thức, thì hãy nhờ đến những trung tâm sửa chữa điều hòa.

Hiện nay, trung tâm điện lạnh Quang Dũng đang triển khai chương trình sửa chữa điều hòa với mức giá chỉ từ 150k. Liện hệ ngay theo số HOTLINE 0961.691.286 được kết nối ngay với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi.

chat zalo goi lai