Triac là một linh kiện điện tử không thể thiếu trong bo mạch. Là một người làm nghề sửa chữa điện tử, tất nhiên bạn không thể không biết triac là gì đúng không nào.
Trong bài viết này hãy cùng trung tâm chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về triac, nguyên lý hoạt động cũng như tác dụng của triac trong bo mạch điện tử nhé.
> EER Là Gì? Tìm hiểu Hiệu Suất Năng Lượng
Định nghĩa Triac là gì?
Triac là một linh kiện bán dẫn chuyên dụng để đóng cắt điện xoay chiều cho tải tiêu thụ.
Nôm na bạn có thể hiểu qua ví dụ sau: để đóng mở điện cho bóng đèn chiếu sáng nhà mình, bạn sử dụng một công tắc điện. Công tắc này có nhiệm vụ đóng và ngắt điện tới bóng đèn, thông qua đó đèn sẽ sáng hoặc tắt.
Nhưng đối với điều khiển tự động hóa thông qua bo mạch thì không thể dùng công tắc được, dù có thu nhỏ lại bao nhiêu lần. Do đó người ta mới sử dụng linh kiện bán dẫn 3 chân còn gọi là Triac để điều khiển tải dùng nguồn xoay chiều. Và TRIAC là viết tắc của cụm từ Triode for Alternating Current (có nghĩa là linh kiện 3 chân cho dòng điện xoay chiều). Xem thêm tại Wikipedia.
Cấu tạo của Triac
Triac là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm việc như 2 Thyristor mắc song song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai chiều.
Nguyên lý hoạt động của Triac
Như đã nói ở phần trên Triac dùng để điều khiển dòng điện xoay chiều, nó đóng vai trò như một công tắc. Vì thế các chân của nó cũng gần tương đương với các thành phần của một công tắc điện tử. Một triac sẽ có 3 chân cơ bản đó chân T1 ( đôi khi còn ký hiệu A1), chân T2 ( đôi khi còn ký hiệu là A2) và chân G.
Trong đó chân T1 và chân T2 được xem như là hai tiếp điểm của một công tắc; còn chân G được coi như nút nhấn của công tắc. Khi cho một dòng điện kích chạy từ chân G sang chân T1 hoặc ngược lại thì sẽ cho phép dòng điện chính chạy thông từ T1 sang chân T2.
>> Thermostat Là Gì? | Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Phân Loại Thermostat
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem ví dụ bên dưới nhé.
Quan sát sơ đồ trên ta có 1 tải là bóng đèn 100W sửa dụng nguồn điện 220Vac. Bóng đèn được đấu nối tiếp qua chân T2 của Triac, đầu còn lại được đấu trực tiếp với nguồn. Chân T1 của Triac được đấu với cực nguồn còn lại. Chân G của Triac được đấu nối tiếp với điện trở 50Ω. Nguồn kích Triac gọi là VG. Khóa K. Chúng ta có 2 trường hợp xảy ra :
- Trường hợp 1 : Khóa K mở có nghĩa là không có dòng điện đi qua chân G của Triac thì bóng đèn sẽ không sáng. Vì T1 và T2 không thông với nhau.
- Trường hợp 2 : Khóa K đóng thì sẽ có một dòng điện kích VG (chạy từ G sang T1). Dòng điện kích này gọi là dòng điện mồi để T1 và T2 được thông nhau. Lúc này bóng đèn sẽ sáng.
Tóm lại để Triac hoạt động (T1 và T2 thông nhau) thì phải có một điện kích chạy từ G sang T1 hoặc ngược lại.
Trong thực tế thì không dùng khóa K để điều khiển Triac hết nha các bạn. Khóa K được thay thế bằng tín hiệu kích từ cảm biến báo mức hoặc mạch điều khiển quá trình cho ra một dòng điện kích vào chân G của Triac. Lúc đó thì T1 và T2 sẽ thông nhau và cấp điện cho tải. Tải không nhất thiết là bóng đèn, mà có thể là Motor, động cơ điện công suất lớn,…
Một điều cần lưu ý rằng dòng điện kích cho chân G của Triac có giá trị rất nhỏ từ vài miliambe (mA) đến vài chục mA. Nhưng dòng điện qua tải T1 và T2 có giá trị dòng điện rất lớn vài chục, vài trăm ambe (A).
Triac có khá nhiều loại, cũng tùy vào ứng dụng mà Triac trong mạch điện cũng khác nhau. Thông thường với những Triac công suất nhỏ thì vỏ bọc làm bằng nhựa. Đối với các Triac công suất lớn thì như trên ta thấy cấu tạo bên ngoài cũng to hơn. Vỏ bọc bằng thép hoặc bằng sứ tùy loại.
Những lưu ý khi chọn Triac để thay thế hoặc thế kế mạch như thế nào?
- Phải biết dòng điện định mức (IT) qua T1 và T2 là bao nhiêu? Ví dụ một motor điện chạy với dòng điện 20A thì không thể chọn dòng điện dưới 20A được.
- Chọn dòng điện điều khiển IG tối thiểu và dòng điện IG tối đa. Dòng điện điều khiển hay còn gọi là dòng điện kích IG có giá trị rất nhỏ chỉ từ vài mA đến vài chục mA. Nếu chọn dòng điện điều kiển quá cao đi qua chân G sẽ làm chết Triac.
- Điện áp hoạt động định mức của Triac là bao nhiêu?. Khi tải hoạt động nguồn ở cấp điện áp nào. Thì phải dùng Triac chịu được mức điện áp đó.
Những kiến thức về triac bên trên hoàn toàn giúp bạn hiểu rõ tác dụng của triac cũng như tầm quan trọng của thiết bị này trong sơ đồ mạch điện tử. Hãy phát triển kiến thức của mình một cách sâu nhất để có thể vận dụng vào thực tế được hiệu quả nhất nhé.